Giá thép xây dựng hôm nay 1/12/2020: Giá thép giảm, quặng  sắt tiếp tục tăng

Giá thép ngày 1/12 đi xuống trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Sự mất cân bằng cung và cầu trên thị trường thép là nguyên nhân chính dẫn đến giá thép tăng cao ở Mỹ trong thời gian gần đây.

Giá thép hôm nay tiếp tục giảm

  Giá thép ngày 1/12 giao tháng 1/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 33 nhân dân tệ xuống mốc 3.886 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h30 (giờ Việt Nam).

giá thép xây dựng hôm nay
ảnh minh họa
 
 
 

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)

Sau sự phục hồi nhanh chóng trong ba tháng qua, giá thép cuộn cán nóng đã đạt 700 USD/tấn thiếu vào giữa tháng 11, tăng hơn 50% so với mức thấp nhất vào tháng 8, theo MEPS.

Một số nhà sản xuất tại Mỹ đang có xu hướng báo giá trong khoảng từ 840 - 850 USD/tấn thiếu cho các đơn đặt hàng mới.

Hiện tại, sự mất cân bằng giữa cung và cầu là nguyên nhân chính dẫn đến giá thép tăng cao ở Mỹ.

Kể từ đầu năm, các nhà sản xuất thép đã tiến hành cắt giảm sản lượng đáng kể trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Cả nhà phân phối và người tiêu dùng cuối cùng đều có nhu cầu điều chỉnh lượng thép tồn kho xuống mức thấp nhất có thể.

Khi nhu cầu bắt đầu phục hồi trở lại, nhiều người mua trên thị trường thép đang cần bổ sung lại nguồn dự trữ. Tuy nhiên, họ lại nhận thấy rằng các nhà máy không có sẵn nguyên liệu để bán vì dường như luôn tìm cách kéo dài thời gian giao hàng.

Hiệu suất sử dụng công suất tại các nhà máy thép ở Mỹ tiếp tục tăng, hiện ở mức 71,5%, nhưng con số này vẫn thấp hơn nhiều so với cùng kì năm ngoái. Giá thép được dự đoán sẽ tiếp tục tăng cao khi các nhà sản xuất nâng sản lượng để đáp ứng nhu cầu hiện tại.

Rõ ràng là tại thời điểm hiện tại, giá thép của Mỹ về cơ bản đã tách rời khỏi sự tác động của chi phí nguyên liệu và tính thời vụ, hai yếu tố thường có ảnh hưởng mạnh đến giá cả trên thị trường

Còn tại Canada, tình trạng thiếu nguồn cung thép vẫn tiếp diễn khiến giá các sản phẩm thép phẳng nội địa tăng cao vào tháng 11. Do đó, người tiêu dùng ở Canada ngày càng ưa chuộng sản phẩm nhập khẩu từ các quốc gia khác.

Các trung tâm dịch vụ và nhà phân phối tại Canada tiếp tục bổ sung lượng hàng dự trữ, tuy nhiên họ nhận định rằng nhu cầu tiêu thụ đang suy yếu đáng kể do bị tác động sâu sắc bởi mùa vụ.

Giá quặng sắt tiếp tục tăng trong phiên cuối tháng, đánh dấu tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 5, do các chỉ số kinh tế lạc quan tại Trung Quốc, quốc gia sản xuất thép hàng đầu thế giới.

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc tháng 11 mở rộng với tốc độ nhanh nhất trong hơn 3 năm, khiến nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới theo hướng phục hồi hoàn toàn sau khủng hoảng do virus corona.

Tháng 10/2020: Sản xuất thép trong nước tăng mạnh

 Mặc dù bị ảnh hưởng kéo dài của dịch Covid-19, sự cạnh tranh gay gắt của thép nhập khẩu cũng như đối mặt với các vụ kiện phòng vệ thương mại nhưng ngành thép đã có sự phục hồi đáng kể trong thời gian qua.

Cụ thể, trong tháng 10/2020, sản lượng thép thô ước đạt hơn 3,37 triệu tấn, tăng 11%; thép cán ước đạt hơn 0,8 triệu tấn, tăng 23,6% so với cùng kỳ; thép thanh, thép góc ước đạt 0,92 triệu tấn, giảm 0,1% so với cùng kỳ.

Tính chung 10 tháng đầu năm 2020, sản lượng sản xuất sắt thép thô; thép cán; thép thanh, thép góc đều tăng, lần lượt là 0,1%; 5,3% và 7,6% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo đánh giá của Bộ Công thương, thép là ngành được kỳ vọng có điều kiện thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu ra các thị trường mới khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực.

Tuy nhiên, hiện nay ngành thép vẫn phải cạnh tranh gay gắt với thép nhập khẩu thâm nhập mạnh vào thị trường Việt Nam. Đặc biệt là thép phải đối mặt với các vụ việc phòng vệ thương mại tại các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ hay EU khiến xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.

 

Tin khác

Tin tức

Tin tức

Tư vấn: 0913053442
icon zalo